PRP và PRF – So sánh hai thế hệ kỹ thuật làm giàu tiểu cầu

PRP và PRF - So sánh hai thế hệ kỹ thuật làm giàu tiểu cầu

PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) và PRF (Fibrin giàu tiểu cầu) là hai kỹ thuật làm giàu tiểu cầu được ứng dụng trong một số lĩnh vực lâm sàng, da liễu, cơ xương khớp, răng hàm mặt, tóc,… Hai phương pháp làm giàu tiểu cầu từ máu tự thân này mang đến nhiều tiềm năng trong Thẩm mỹ và Y học tái tạo.

I. PRP và PRF là gì?

PRP (Platelet-rich Plasma)Huyết tương giàu tiểu cầu, đây là thế hệ đầu của kỹ thuật làm giàu tiểu cầu. Chế phẩm được thu nhận từ máu tự thân với nồng độ tiểu cầu cao gấp 2 – 6 lần so với mức bình thường. Các tiểu cầu khi hoạt hóa sẽ có khả năng phóng ra nhiều yếu tố tăng trưởng giúp tăng sinh tế bào, kích thích hình thành mạch máu mới, tăng sinh Collagen, nguyên bào sợi và giúp phục hồi tổn thương,…

PRP được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng lần đầu tiên những năm 1970 để mô tả các chế phẩm tự thân làm giàu tiểu cầu từ huyết tương cô đặc. Trong chế phẩm PRP chứa nhiều hạt Alpha (hơn 30 loại protein hoạt tính sinh học), các yếu tố tăng trưởng như TGF-β, bFGF, EGF, VEGF, CTGF, HGF, KGF, IGF1,… cùng nhiều hoạt chất khác.

PRF (Platelet-rich Fibrin)Fibrin giàu tiểu cầu, đây là thế hệ thứ 2 của kỹ thuật làm giàu tiểu cầu, trong đó các tiểu cầu, bạch cầu tự thân và một lượng nhỏ tế bào gốc được làm giàu và chứa ở bên trong một mạng lưới Fibrin 3 chiều. PRF được công bố lần đầu tiên vào năm 2001 bởi Joseph Choukroun và cộng sự.

PRF có thể làm giàu tiểu cầu và giải phóng các Cytokine, yếu tố tăng trưởng trong tấm gel Fibrin mà không cần sử dụng chất chống đông. Chúng giúp làm tăng tốc độ phục hồi tổn thương và đồng thời còn có thể sử dụng như một giá thể hỗ trợ cho sự tăng sinh tái tạo tế bào. Do đó, PRF chứa những yếu tố tăng trưởng giúp tạo ra hiệu quả cao hơn trong quá trình điều trị, tái tạo cũng như là phục hồi tổn thương.

II. Phân biệt PRP và PRF

1. Điểm giống nhau

  • Cả 2 kỹ thuật làm giàu tiểu cầu PRPPRF đều sử dụng máu tự thân, do đó tương thích với cơ thể và đảm bảo an toàn cho người dùng.
  • PRPPRF đều có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như lâm sàng, da liễu thẩm mỹ, cơ xương khớp, răng hàm mặt và hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề về da liên quan khác.
  • Bộ vật tư tiêu hao đi kèm sử dụng để lấy máu và tách chiết chế phẩm đều phải sử dụng các sản phẩm vô trùng nhằm đảm bảo tính an toàn trong quá trình thực hiện.
  • Cả Huyết tương giàu tiểu cầuFibrin giàu tiểu cầu đều chỉ được thực hiện tại những cơ sở chuyên nghiệp như bệnh viện, phòng khám đã được cấp phép, người thực hiện trực tiếp là các chuyên gia, bác sĩ,… có đầy đủ chứng chỉ hành nghề.
  • Chất lượng chế phẩm PRPPRF đều mang tính biến thiên do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng máu thu được (ảnh hưởng bởi sức khỏe, tiền sử bệnh lý, chế độ sinh hoạt, ăn uống,… của người được lấy máu), cách thức thu nhận máu, quy trình ly tâm,…

2. Điểm khác nhau

So sánh điểm khácPRP
Huyết tương giàu tiểu cầu
PRF
Fibrin giàu tiểu cầu
Chế phẩm thu nhậnPRP bao gồm các nhân tố tăng trưởng, là huyết tương chứa thành phần tiểu cầu ở bên trong (có thể lẫn với một số chất chống đông máu, chất hoạt hóa).PRF bao gồm một mạng lưới Fibrin cùng các nhân tố tăng trưởng, là dẫn xuất của PRP, có huyết tương chứa tiểu cầu và cả một lượng nhỏ bạch cầu cùng tế bào gốc.
DạngLỏng.Lỏng hoặc Gel.
Cách xử lýĐược tách chiết bằng cách quay ở máy ly tâm có tốc độ cao, sau đó thu nhận chế phẩm, hoạt hóa, lọc sạch.Được tách chiết bằng cách quay ở máy ly tâm, tùy thuộc vào chế phẩm dạng lỏng hay gel mà tốc độ quay ly tâm sẽ thấp hơn hoặc cao hơn so với PRP. Chế phẩm được thu nhận không cần hoạt hóa.
Cách thu nhậnTiêm trực tiếp vào vị trí cần điều trị hoặc thẩm mỹ.Với dạng lỏng tiêm trực tiếp vào vị trí cần điều trị hoặc thẩm mỹ.
Với dạng gel dùng đắp lên vị trí cần điều trị hoặc thẩm mỹ.
Thời gian sử dụngTrong 30 – 60 phút.Trong 15 phút.
Thời gian hoạt độngNgắn.Lâu hơn.

III. Ưu và nhược điểm của Fibrin giàu tiểu cầu so với Huyết tương giàu tiểu cầu

1. Ưu điểm của Fibrin giàu tiểu cầu (PRF) so với Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

  • Chiết tách PRF không cần thêm bất kỳ chất bổ sung nào khác, trong khi PRP có thể cần phải thêm vào chế phẩm (chất chống đông máu, chất hoạt hóa). Vì vậy PRP có thể gây ra một số phản ứng với người sử dụng, còn PRF thì không.
  • Quá trình lấy máu, quay ly tâm và tách chiết chế phẩm PRF thực hiện đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian hơn.
  • PRF dạng gel sở hữu độ linh hoạt và độ đàn hồi cao, giúp tạo thành mạng lưới Fibrin dày một cách tự nhiên, cho phép tốc độ phân hủy chậm hơn và cung cấp các yếu tố tăng trưởng liên tục.
  • PRF có đặc tính điều hòa miễn dịch, phản ứng chống viêm, hỗ trợ cầm máu, mang lại khả năng tăng sinh và di chuyển tế bào nhanh hơn.

2. Nhược điểm của PRF so với PRP

  • Do không có chất chống đông máu nên quá trình xử lý và tách chiết chế phẩm PRF cần được thực hiện nhanh chóng, ngay sau khi máu được thu nhận.
  • PRF dạng gel nên được sử dụng ngay vì sẽ có thể gây mất tính toàn vẹn cấu trúc và độ đàn hồi nếu để lâu theo thời gian.
  • PRF sau khi tạo thành khó có thể bảo quản lâu do mất nước và khả năng nhiễm vi khuẩn.
  • Thể tích thu nhận PRF nhỏ hơn so với PRP, do đó mức độ làm giàu tiểu cầu không cao bằng.

IV. Kết hợp PRP và PRF để tối ưu hiệu quả ứng dụng

Huyết tương giàu tiểu cầu và Fibrin giàu tiểu cầu là những kỹ thuật làm giàu tiểu cầu mang ưu và nhược điểm riêng, không có phương pháp nào là hoàn hảo. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu, loại bệnh lý hay vết thương cần điều trị và phục hồi mà các bác sĩ, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp ứng dụng thích hợp nhất cho người sử dụng.

Ngoài ra, để hạn chế nhược điểm của từng kỹ thuật làm giàu tiểu cầu đơn lẻ và giúp tạo nên hiệu quả tối ưu hơn, một số nghiên cứu đã cho thấy việc kết hợp giữa PRP và PRF là một phương pháp mới giàu tiềm năng. Cụ thể, tiểu cầu trong PRP khi được hoạt hóa có thể phóng thích lượng yếu tố tăng trưởng dồi dào, nếu được đặt trong mạng lưới Fibrin có trong PRF sẽ phát huy và duy trì tác động tốt hơn.

Ngược lại, việc kết hợp với PRP cũng giúp giải quyết được hạn chế về mặt thể tích và độ làm giàu tiểu cầu trong PRF. Không những thế, khi so sánh hiệu quả giữa PRP và PRF, có thể thấy i-PRF kích thích sự di chuyển nguyên bào sợi cao nhất, trong khi PRP lại kích thích mức độ tăng sinh nguyên bào sợi cao hơn. Điều này cho thấy, giữa PRP và PRF có những cơ chế tác động riêng trong việc tái tạo và làm lành vết thương.

V. Sản phẩm Medi PRP Activator Hoạt hóa cơ học – An toàn hiệu quả từ cơ sở khoa học

PRP Activator (MA-1) là sản phẩm được sử dụng để thu nhận chế phẩm PRP – Huyết tương giàu tiểu cầu cùng PRF – Fibrin giàu tiểu cầu, bao gồm công cụ hoạt hóa tiểu cầu và các vật tư tiêu chuẩn như: ống lấy máu chân không, kim bướm lấy máu, ống nhựa an toàn gắn với kim cánh bướm, xi lanh, kim micro-cannula, màng lọc vô trùng, đầu nối vô trùng,…

Dụng cụ hoạt hóa tiểu cầu PRP Activator (MA-1) dựa trên nguyên lý cơ học, hoàn toàn không sử dụng hóa chất nên đảm bảo được độ an toàn cao, giảm lượng máu cần lấy, giảm đau, không gây tác dụng phụ. Đi kèm theo là các vật tư tiêu hao giúp thu nhận PRP – PRF (màu đỏ) hoặc vật tư tiêu hao giúp thu nhận PRP (màu xanh).


Sản phẩm được xếp vào nhóm Trang thiết bị Y tế loại B, mang tính ứng dụng cao, dễ dàng thu nhận vô trùng được nhiều loại chế phẩm khác nhau (PRP, PRF, PPP), đồng thời cũng hạn chế được thất thoát Protein.

PRP Activator (MA-1) hoạt hóa cơ học đi kèm vật tư tiêu hao sẽ giúp việc lấy máu và các quy trình điều chế trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn. Đồng thời giải phóng tối đa các yếu tố tăng trưởng có trong huyết tương giàu tiểu cầu nhờ cơ chế kích hoạt vật lý thông qua việc Stress mao mạch nhưng vẫn đảm bảo được độ hiệu quả cao. Hiện nay, PRP Activator (MA-1) do Mediworld độc quyền phân phối tại Việt Nam.

All in one